Đạo Đức Làm Người – Tập 2
NỘI DUNG MÔ TẢ
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tập sách. Dưới đây là phần “Lời nói đầu”:
LỜI NÓI ĐẦU
Mãi đến hôm nay, tập 2 Đạo Đức Làm Người mới đến tay quý bạn, để quý bạn chờ đợi là một điều bất đắc dĩ. Chúng tôi biết rằng mọi người đang trông chờ sách đạo đức làm người không làm khổ mình khổ người như trời hạn trông mưa, nhưng chúng tôi biết làm sao hơn khi công việc quá tất bật.
Đã hứa với các bạn là sẽ cho ra đời mười tập sách Đạo Đức Nhân Bản – Nhân Quả thì chúng tôi làm sao quên được. Phải không hỡi các bạn?
Hơn một năm, một năm trôi qua mà mọi công việc đến với chúng tôi quá nhiều, nên tập 2 có phần đến với các bạn chậm trễ. Xin các bạn vui lòng lượng thứ cho!
Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục cho ra đời những đứa con tinh thần đạo đức nhân bản – nhân quả làm người để không phụ lòng mong đợi của quý bạn.
Ước vọng của chúng tôi là đem đạo đức nhân bản – nhân quả đến với mọi người, mọi gia đình, mọi quê hương đất nước, để quân bình một cuộc sống vật chất và tinh thần mà khoa học đang tiến triển hiện đại hoá đời sống. Chúng tôi cảm thấy đó là trách nhiệm, bổn phận của chúng tôi phải làm, làm vì sự an vui cho mọi người, cho các bạn. Các bạn hãy chờ đợi chúng tôi, chúng tôi đang viết, đang ghi lại những dòng chữ nói về đạo đức nhân bản – nhân quả, tức là chúng tôi đang ở bên các bạn và đang chia sẻ từng sự khổ đau, từng sự vui buồn với các bạn.
Để thực hiện được điều này, mỗi cuốn sách đạo đức ra đời được đến tay của các bạn, đó là một niềm chia vui sẻ buồn cùng các bạn. Các bạn có biết chăng?
Tập 1 ra đời đã nói về Đạo Đức Xã Hội vì ba nỗi bức xúc đang diễn biến hằng ngày gây bao khổ đau, tang tóc và thương tâm cho sự sống của muôn loài trên hành tinh này, nhất là loài người.
Loài người có trí tuệ hiểu biết hơn các loài vật khác, nên sự khổ đau ấy càng nhiều hơn. Do đó, cần phải có một giáo trình đạo đức nhân bản – nhân quả để giúp cho mọi người có một môn học đạo đức làm người và phải thực hiện ngay liền để làm giảm bớt sự khổ đau mà mọi loài đang phải gánh chịu, đó là Đạo Đức Giao Thông, Đạo Đức Vệ Sinh Môi Trường Sống và Đạo Đức Hiếu Sinh.
Lẽ ra chúng tôi phải viết đạo đức về bản thân của mọi người trước, nhưng vì không thể làm ngơ trước sự mất mát quá lớn lao mà loài người phải chịu một cách oan uổng và thương tâm.
Bắt đầu tập 2, chúng tôi biên soạn Đạo Đức Tự Bản Thân Mỗi Người. Bởi vì chính mình chưa sống có đạo đức với mình thì mong gì mình sống có đạo đức với mọi người. Mình chưa thương mình mà mình nói mình thương người khác là một lời nói chưa đúng đắn. Phải không hỡi các bạn?
Qua lời dạy đạo đức của tổ tiên chúng ta đã cho thấy họ chịu ảnh hưởng Nho giáo: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đạo đức này thuộc về hình thức bên ngoài rất rõ nét, nhưng về nội tâm là có sự áp đặt rất kỹ lưỡng, khiến cho con người không thoải mái, thường tự ức chế thân tâm làm khổ mình để chịu đựng làm vui lòng người, đó là nền đạo đức quân tử xây dựng trên bản ngã của loài người để “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Đạo đức này được xem là nền đạo đức xã giao, đối xử trong gia đình cũng như ngoài xã hội để tỏ ra mình là anh hùng, là người có học thức (sĩ phu) hơn mọi người, chứ không phải đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người.
Tập 2 xác định rõ đạo đức đối với bản thân của mình để mọi người ai cũng nhìn thấy và hiểu rõ: Ai là người có đạo đức và ai là người không có đạo đức đối với mình. Kẻ nào đã tự làm khổ mình là kẻ ấy thiếu đạo đức làm người với bản thân mình.
Vậy, muốn biết mình có đạo đức với mình hay không thì nên đọc tập 2 Đạo Đức Làm Người quý bạn sẽ rõ.
Kính ghi
Thích Thông Lạc
(2003)
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Xuất bản tại
NXB Tôn giáo
-
Thời gian
20/11/2011
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
366
-
Thể loại
Sách xuất bản
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Bởi vậy, Đạo Đức Thương Mình là thương tâm nghiệp của mình, đừng phó mặc cho tâm nghiệp của chúng ta ra sao mặc kệ, mà hãy thương nó thật sự các bạn ạ! Thương nó thì phải chịu khó rèn luyện sửa sai từng chút, thương nó thì đừng làm khổ nó, phải giúp nó luôn sống trong thiện pháp. Chính nó có sống được trong thiện pháp thì nó mới được an ổn yên vui, và như vậy chúng ta mới không làm khổ nó, mới thương yêu nó.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Đạo Đức Từ Tâm có nghĩa là phương cách dạy mỗi hành động của bạn không bao giờ đụng chạm và làm cho chúng sinh đau khổ.
Đạo Đức Từ Tâm còn có ý nghĩa là dạy bạn luôn luôn nhìn và suy nghĩ về mọi sự việc và về mọi đối tượng đều trong thiện pháp, không hề có một chút ác pháp nào. Nếu còn một chút ác pháp như đất trong móng tay thì chưa phải là Đạo Đức Từ Tâm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Ánh sáng mặt trời soi rọi đến đâu thì bóng đêm tăm tối sẽ tan biến mất đến đó, nó mang lại một sức sống mãnh liệt trên trái đất này. Đạo đức nhân bản – nhân quả làm người cũng vậy, khi nó đi đến đâu thì sự khổ đau sẽ tan biến mất đi đến đó, nhường lại cho muôn loài vạn vật một sự sống bình an và hạnh phúc.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“ƯỚC VỌNG của chúng tôi là đem ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN – NHÂN QUẢ đến với mọi người, mọi gia đình, mọi quê hương đất nước, ĐỂ QUÂN BÌNH một CUỘC SỐNG VẬT CHẤT và TINH THẦN mà KHOA HỌC ĐANG TIẾN TRIỂN HIỆN ĐẠI HOÁ ĐỜI SỐNG. Chúng tôi cảm thấy đó là trách nhiệm, bổn phận của chúng tôi phải làm, làm vì sự an vui cho mọi người, cho các bạn. Các bạn hãy chờ đợi chúng tôi, chúng tôi đang viết, đang ghi lại những dòng chữ nói về đạo đức nhân bản – nhân quả, tức là chúng tôi đang ở bên các bạn và đang chia sẻ từng sự khổ đau, từng sự vui buồn với các bạn.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)