Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiNhững Lời Gốc Phật Dạy – Tập 1
“Những Lời Gốc Phật Dạy” là tên bộ sách nhiều tập gồm những lời Phật dạy ngắn gọn được rút ra từ những bài kệ và những bài kinh trong tạng kinh Nikaya, nói lên rõ ý nghĩa và mục đích giải thoát của Đạo Phật, nhất là những pháp hành thực tế, cụ thể, đem lại cho mình, cho người một tâm hồn thanh thản, an vui và vô sự, lúc nào cũng bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, luôn luôn không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 10: Trung Tâm An Dưỡng – Nhận xét bài làm nhân quả (Nữ)
Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây. Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.
Sự tu tập theo Phật giáo là lúc nào tâm hồn cũng thanh thản, an lạc, đó là tu tập đúng, còn không thấy được trạng thái đó coi chừng tu sai, nhất là tu tập quá mỏi mệt hoặc không xả tâm mà chịu đựng là sai, nên nghĩ ngơi và thư giãn.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 9: Nhận xét bài làm nhân quả thảo mộc (Nam)
Định Vô Lậu giúp chúng ta triển khai giải thoát. Hiện giờ quý vị đang ở trong sự hiểu biết không giải thoát, nên dễ giận hờn, phiền não, tham đắm, thích thú điều này điều kia. Vì vậy, muốn được giải thoát thì chúng ta phải trang bị cho mình có sự hiểu biết giải thoát để không còn bị dính mắc, tham đắm. Đó là con đường của Đạo Phật, rèn luyện, đào tạo chúng ta có sự hiểu biết này.
Trước khi đi chơi con nên nhớ nhắc tâm: “Tâm phải biết tha thứ và thương yêu mọi người, mọi loài vật, dù ai có làm khổ mình nhưng mình không được làm khổ ai”. Nhờ có hướng tâm như vậy khi có ai đó làm con bất toại nguyện, con liền nhớ tha thứ và thương yêu thì tâm con hết phiền não, con nhớ tu tập nó sẽ giúp con vui tươi hạnh phúc và sống một đời sống đạo đức.
Bởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm người, làm thánh, hành động đạo đức làm người, làm thánh là hành động thiện. Cho nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng thêm một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người, giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?
Nếu còn thấy người khác xấu ác thì tâm ta chưa xả. Tâm chưa xả tức là tâm chưa thanh thản, tâm chưa thanh thản mà vội tu thiền định thì không bao giờ nhập định được. Chỉ khi nào thấy mọi người đều tốt, không có ác ý với ta dù bất cứ việc gì thì tâm ta đã xả, tâm ta đã xả thì nhập định dễ như trở bàn tay.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 8: Nhân quả thảo mộc
Thầy đã ghi ở trên bia đá nhắc: “Đừng thấy những chuyện đúng sai, phải trái, mà hãy thấy nhân quả thiện ác”, thế mà tới bây giờ mấy con lại không hiểu nhân quả thì Thầy thấy thật ra quá cạn, chưa có thâm sâu, chưa đi vào những chi tiết, vậy thì làm sao mấy con có được chánh kiến thật sự, làm sao mà giải thoát? Cho nên ở đây tu Định Vô Lậu là làm cho sự hiểu biết của chúng ta như thật để giải thoát ra những sự đau khổ của kiếp sống làm người.
Tu Định Vô Lậu trong tất cả hành động và việc làm
Nhưng có một điều con cần lưu ý, tất cả pháp hành trong Phật giáo đều nhắm vào một mục đích duy nhất là vô lậu. Vậy lúc nào tu Định Vô Lậu để quán vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để quán vô lậu; lúc nào đi kinh hành để quán vô lậu; lúc nào làm việc để quán vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để tác ý vô lậu; lúc nào đi kinh hành để tác ý vô lậu; lúc nào làm việc để tác ý vô lậu, đó là những điều cần thiết vừa đủ để tu tập tâm vô lậu nhưng phải rất thiện xảo và phải luôn nhớ đừng quên, đây là cốt lõi trên đường tu tập giải thoát của Đạo Phật.
Giới Đức Buông Xả không có nghĩa là tiêu cực không làm việc, ngược lại người có đức buông xả thì tích cực làm việc hơn ai hết. Tại sao phải làm việc nhiều như vậy? Làm việc nhiều như vậy là để sống, để giúp cho mọi người khác. Để sống tốt không tham lam là đức buông xả trong cần lao. Trong cần lao mà xa lìa tâm tham lam, trộm cắp, gian xảo, lừa đảo là Giới Đức Buông Xả. Bởi vậy, đức buông xả thì luôn luôn đi đôi với đức cần lao.
Trong cuộc sống của loài người có một đạo luật nhân quả tuy thưởng phạt vô hình nhưng rất công minh, chánh trực, ai làm ác thì phải lãnh đủ bản án thọ bao nhiêu tội khổ, ai làm thiện thì hưởng được phước báo, hạnh phúc, an vui. Đạo Phật dạy con người sống đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người để đi vào con đường thiện nhằm giải thoát thân tâm ra khỏi mọi sự khổ đau của kiếp sống làm người.
Thầy chỉ là người triển khai chánh pháp để cho chúng ta trở thành người gương mẫu, giúp cho bên hệ phái phát triển có gì sai người ta nhìn vào mà sửa đổi, đó là cái lòng thương yêu của Thầy sau khi tu xong. Chứ mình đừng có nói chuyện chống phá họ này kia thì hoàn toàn Thầy không chấp nhận, vì nó do tâm tham, sân, si của các con thúc đẩy. Các con phải lo tu để tự cứu mình thì cái đức hạnh đó sẽ giúp cho các hệ phái trở nên tốt đẹp.