Ngày đăng  

10/09/2024, 10:37

Lớp Chánh Kiến – Buổi 10: Trung Tâm An Dưỡng – Nhận xét bài làm nhân quả (Nữ)

NỘI DUNG MÔ TẢ

Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây. Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trích đoạn như sau:

NHÂN QUẢ

Con hỏi Thầy: “Sao Đức Phật không nói về vấn đề tái sanh một người sanh ra nhiều người?”.

Hôm nay các con học về nhân quả thảo mộc mấy con thấy là mình có thể kết luận rằng: “Một con người chết không phải sanh ra một con người”,vậy Đức Phật có dạy chỗ này không?

Thầy xin trả lời để con hiểu rõ. Đức Phật đã dạy về vấn đề này rồi. Đầu tiên, Đức Phật nói: “Con người là thừa tự của nhân quả”, nghĩa là chúng ta sinh ra từ nhân quả, mà nhân quả đâu phải sanh ra một người. Như mấy con thấy cụ thể từ nhân quả của thảo mộc, một cái hạt lên thành cái cây, cái cây không chỉ ra một trái mà nhiều trái, trong mỗi trái lại có nhiều hạt, chứ không phải chỉ có một hạt.

Bằng chứng là mấy con có thể đọc lại Thầy đã trả lời chú Minh Hoàng ở bên Mỹ khi chú hỏi câu hỏi qua email. Thầy đã giải thích rằng dịch cúm gia cầm gây ra rất nhiều đau khổ, và làm sao để người ta hiểu được nhân quả để đừng ăn thịt chúng sanh. Thật sự, chú hỏi thì hơi có phần ngỗ ngược, nhưng bây giờ khi dịch cúm gia cầm lan tràn từ nước này sang nước khác, chắc chắn nhiều người không còn dám ăn thịt gà nữa, phải không? Vì đã chết quá nhiều nên họ không dám ăn. Nhưng thật ra mình cần hiểu rõ về nhân quả.

Cho nên con thấy tại sao Thầy đưa nhân quả thảo mộc ra để chúng ta lần lượt chứng minh cụ thể nhân quả nhằm xác định cho người, một người sinh ra nhiều người hoặc nhiều con vật chứ không phải một.

Từ xưa tới giờ chúng ta không nghe ai xác định điều đó, nhưng Đức Phật đã xác định. Đức Phật xác định một cách khó hiểu thật: “Con người là thừa tự của nhân quả, con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết đi về nhân quả”, có đúng không mấy con? Ông Phật đã xác định rồi.

Mà nói về nhân quả, các con cứ nhìn qua thảo mộc sẽ thấy rằng một hạt không chỉ sinh ra một quả. Nếu một hạt chỉ sinh ra một quả thì chắc chắn chúng ta chỉ sinh ra một người. Nhưng nó sinh ra nhiều quả, và trong mỗi quả lại có nhiều hạt nữa. Thì hành động chúng ta, có hành động sinh ra một quả, nhưng có hành động sinh ra rất nhiều quả.

Thí dụ như bây giờ Thầy ăn cắp, mà họ bắt được Thầy. Thầy chỉ lén lấy một cái bánh thôi, chứ chưa lấy tiền của họ đâu. Thầy thấy cái bánh ngon quá nên thọt tay lấy, nhưng bà bán hàng bắt được, bà lôi Thầy, đánh Thầy, đạp Thầy mấy cái. Mỗi cái đánh là một quả, phải không mấy con? Đánh Thầy một bạt tai thì đó là một quả, đánh thêm một bạt nữa là hai quả, rồi đạp thêm một cái là ba. Rồi ba bốn người khác thấy Thầy ăn cắp, họ cũng bực bội vì trước đó họ cũng bị mất cắp, nên họ xúm lại đạp Thầy lung tung. Trời đất ơi! Một nhân mà lại sinh ra nhiều quả quá vậy. Và từng cái đòn đó, con biết không? Từ trường nó phóng ra, tương ưng với nhau, rồi sinh ra biết bao nhiêu hạt. Đó, nhân quả nó như vậy.

Hình ảnh nhân quả thảo mộc nói lên hình ảnh nhân quả của con người chúng ta, vì chúng ta là một loài sống như muôn loài khác trong nhân quả trên hành tinh này. Nhân quả nào cũng không khác nhau, con hiểu chưa? Và Đức Phật đã xác định điều này.

Thầy trả lời để con thấy rằng Đức Phật đã nói rồi: “Con người từ nhân quả sinh ra, sống trong nhân quả, chết về nhân quả”. Vậy nhân quả đâu chỉ sinh ra một người, phải không con?

Đó là câu trả lời. Khi mình xét qua nhân quả thảo mộc thì mình hiểu rất rõ. Thầy muốn nói về con người, muốn xác định rằng một người sinh ra nhiều người. Thầy không dám nói đại, mà Thầy dựa vào bằng chứng cụ thể của nhân quả thảo mộc, do chính Thầy đã hướng dẫn, gợi ý cho mấy con, rồi từ đó mấy con quan sát và thấy rõ điều này thật lạ lùng. Nhân quả không chỉ đơn giản là những gì mấy con thấy, mà ngay cả cái mắt cây cũng là một nhân để thành cái quả, có phải không? Từ cái cây cũng là một quả, nó nhiều cái quả lắm, có đủ thứ nhân và quả, thật ghê gớm, trùng trùng duyên khởi.

Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây.

Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.

Bây giờ các con đã hiểu được chút ít về bài học nhân quả thảo mộc. Tuy nói là chút ít, chứ thật ra thì đúng là các con mới chỉ hiểu được chút ít chứ chưa nhiều, chưa thâm sâu. Các con cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần để khi nào thấy còn thiếu điều gì về nhân quả, thì các con lại bổ sung thêm vào những chỗ mình còn thiếu, nhằm làm cho tri kiến của mình về nhân quả thảo mộc trở nên rõ ràng hơn.

Từ đây về sau, những bài học nhân quả con người, các con đừng tưởng chỉ cần viết một, hai trang là đủ, mà rất nhiều. Nó trừu tượng nhưng lại cụ thể và rõ ràng vì chúng ta có những điều kiện nhận xét qua nhân quả thảo mộc. Điều này giúp chúng ta chứng minh cụ thể trên từng hành động, từng lời nói của mình để làm sáng tỏ sự thật của nhân quả, mang lại sự hạnh phúc hay không hạnh phúc, nhất là khi chúng ta nói chuyển biến nhân quả.

Mà chuyển biến nhân quả thảo mộc các con biết là trùng trùng, thì chuyển biến nhân quả của con người cũng vậy để từ cái ác mà nó đem đến cái thiện. Các con sẽ áp dụng vào đời sống thực tế ngay khi học hỏi, học quán Định Vô Lậu về nhân quả thân hành, khẩu hành, ý hành. Thầy sẽ dạy các con cách áp dụng nhân quả con người để mấy con đạt được tâm bất động hoàn toàn, ác pháp nào đến các con cũng bất động.

Trên đời mấy con nghĩ rằng cái gì cũng do nhân quả thì phải giữ tâm bất động, chẳng hề sợ hãi. Nhiều khi các con cứ nghĩ, rồi lo lắng, rồi sợ. Các con nghĩ rằng, kỳ này có sự kiện gì xảy ra, chắc Thầy bỏ tụi này, tụi này chắc chết. Nhưng mấy con, nhân quả mà, lo gì. Nhân quả tốt thì mình sẽ tu chứng quả A La Hán, Thầy chưa bỏ. Mà nếu nhân quả xấu thì thôi cũng đành chịu, nghĩa là mình thuộc loại gà mồ côi thì phải chịu chứ sao, phải không?

Cho nên, trong sự tu tập, mấy con phải khéo léo, thiện xảo. Những gì mà Thầy bảo mấy con làm thêm là để bổ sung cho bài nhân quả của mấy con được đầy đủ, thì mấy con cố gắng vắt óc ra mà làm, đừng có hỏi Thầy. Thầy cũng không có nói đâu, Thầy dấu hết, Thầy chỉ hé mở chút thôi, chứ không mở bét nữa. Thầy hé cửa giải thoát, hé chút để cho mấy con thấy, rồi đặng mấy con đi tìm cái sự giải thoát đó. Chứ nếu mở bét ra, dễ quá thì mấy con coi Phật pháp quá thường, phải không? Cho nên, Thầy chỉ nói chút ít thôi, không có mở hết cửa đâu.”

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Lớp Chánh Kiến – Buổi 9: Nhận xét bài làm nhân quả thảo mộc (Nam)

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Định Vô Lậu giúp chúng ta triển khai giải thoát. Hiện giờ quý vị đang ở trong sự hiểu biết không giải thoát, nên dễ giận hờn, phiền não, tham đắm, thích thú điều này điều kia. Vì vậy, muốn được giải thoát thì chúng ta phải trang bị cho mình có sự hiểu biết giải thoát để không còn bị dính mắc, tham đắm. Đó là con đường của Đạo Phật, rèn luyện, đào tạo chúng ta có sự hiểu biết này.

Lớp Chánh Kiến – Buổi 8: Nhân quả thảo mộc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thầy đã ghi ở trên bia đá nhắc: “Đừng thấy những chuyện đúng sai, phải trái, mà hãy thấy nhân quả thiện ác”, thế mà tới bây giờ mấy con lại không hiểu nhân quả thì Thầy thấy thật ra quá cạn, chưa có thâm sâu, chưa đi vào những chi tiết, vậy thì làm sao mấy con có được chánh kiến thật sự, làm sao mà giải thoát? Cho nên ở đây tu Định Vô Lậu là làm cho sự hiểu biết của chúng ta như thật để giải thoát ra những sự đau khổ của kiếp sống làm người.
5.0
Tổng 8 lượt bình luận

Ban biên tập

10:42 10 Th9 2024
1

“Tóm lại, tất cả mọi sự việc trên đời này đều do nhân quả, dù con có lo hay không lo cũng không tránh khỏi nhân quả. Nhân quả chỉ có chuyển hóa bằng cuộc sống thiện thì mọi việc sẽ tốt đẹp nhất. Muốn được như vậy, ngay từ bây giờ con hãy giữ gìn tâm đừng lo nghĩ điều gì cả, luôn giữ gìn tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự, đó là điều duy nhất mà hai cháu sẽ không mất mẹ. Con nên nhớ lời Thầy dạy con nhé! Khi nào gặp cảnh khổ thì con nên gọi tên Thầy và giữ gìn tâm bất động. Nhớ tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc và vô sự”, đừng sợ gì cả, có Thầy, có Phật thì con sẽ vượt qua mọi sự khó khăn và khổ đau.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:42 10 Th9 2024
1

“Thân con có bệnh con hãy tư duy suy nghĩ như sau: “Nếu hai con của mình chịu nhân quả mất mẹ thì đó là nhân quả đời trước của chúng nó đã làm một điều gì cho mẹ lìa con, con lìa mẹ nên đời này chúng phải chịu cảnh mất mẹ”. Suy nghĩ như vậy con sẽ an tâm được một phần, nhưng con hãy suy nghĩ đến bệnh con: “Bệnh là do nhân quả đời trước, nhưng bệnh là vô thường, đâu phải thường hằng, nó đến rồi nó đi, có gì ta phải sợ”, uống thuốc thì cứ uống thuốc, nhưng phải dùng phương pháp đuổi bệnh ra khỏi thân. Muốn dùng phương pháp đuổi bệnh ra khỏi thân tâm thì con nên học và tu tập Định Niệm Hơi Thở để đuổi bệnh. Trước tiên con phải chọn một vị thầy rành kinh nghiệm hơi thở đuổi bệnh, chứ đừng tu tập đại mà không tốt.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:42 10 Th9 2024
1

“Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây.

Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:42 10 Th9 2024
1

“Thầy trả lời để con thấy rằng Đức Phật đã nói rồi: “Con người từ nhân quả sinh ra, sống trong nhân quả, chết về nhân quả”. Vậy nhân quả đâu chỉ sinh ra một người, phải không con?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:42 10 Th9 2024
1

“Thí dụ như bây giờ Thầy ăn cắp, mà họ bắt được Thầy. Thầy chỉ lén lấy một cái bánh thôi, chứ chưa lấy tiền của họ đâu. Thầy thấy cái bánh ngon quá nên thọt tay lấy, nhưng bà bán hàng bắt được, bà lôi Thầy, đánh Thầy, đạp Thầy mấy cái. Mỗi cái đánh là một quả, phải không mấy con? Đánh Thầy một bạt tai thì đó là một quả, đánh thêm một bạt nữa là hai quả, rồi đạp thêm một cái là ba. Rồi ba bốn người khác thấy Thầy ăn cắp, họ cũng bực bội vì trước đó họ cũng bị mất cắp, nên họ xúm lại đạp Thầy lung tung. Trời đất ơi! Một nhân mà lại sinh ra nhiều quả quá vậy. Và từng cái đòn đó, con biết không? Từ trường nó phóng ra, tương ưng với nhau, rồi sinh ra biết bao nhiêu hạt. Đó, nhân quả nó như vậy.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:42 10 Th9 2024
1

“Mà nói về nhân quả, các con cứ nhìn qua thảo mộc sẽ thấy rằng một hạt không chỉ sinh ra một quả. Nếu một hạt chỉ sinh ra một quả thì chắc chắn chúng ta chỉ sinh ra một người. Nhưng nó sinh ra nhiều quả, và trong mỗi quả lại có nhiều hạt nữa. Thì hành động chúng ta, có hành động sinh ra một quả, nhưng có hành động sinh ra rất nhiều quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:41 10 Th9 2024
1

“Từ xưa tới giờ chúng ta không nghe ai xác định điều đó, nhưng Đức Phật đã xác định. Đức Phật xác định một cách khó hiểu thật: “Con người là thừa tự của nhân quả, con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết đi về nhân quả”, có đúng không mấy con? Ông Phật đã xác định rồi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:41 10 Th9 2024
1

“Đức Phật nói: “Con người là thừa tự của nhân quả”, nghĩa là chúng ta sinh ra từ nhân quả, mà nhân quả đâu phải sanh ra một người. Như mấy con thấy cụ thể từ nhân quả của thảo mộc, một cái hạt lên thành cái cây, cái cây không chỉ ra một trái mà nhiều trái, trong mỗi trái lại có nhiều hạt, chứ không phải chỉ có một hạt.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Tu sinh Lớp Chánh Kiến (lớp nữ)

  • Chuyển ngữ bởi

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Xuất bản tại

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    11/11/2005

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    112

  • Thể loại

    Giáo án

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone