Ngày đăng  

14/08/2024, 08:51

NỘI DUNG MÔ TẢ

Định Vô Lậu giúp chúng ta triển khai giải thoát. Hiện giờ quý vị đang ở trong sự hiểu biết không giải thoát, nên dễ giận hờn, phiền não, tham đắm, thích thú điều này điều kia. Vì vậy, muốn được giải thoát thì chúng ta phải trang bị cho mình có sự hiểu biết giải thoát để không còn bị dính mắc, tham đắm. Đó là con đường của Đạo Phật, rèn luyện, đào tạo chúng ta có sự hiểu biết này.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút Đọc ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem tóm lược như sau:

TRÍCH ĐOẠN BÀI GIẢNG

“…Cho nên, chúng ta biết cách thức tu để đối trị cái ác pháp đang xâm chiếm đến thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Phương pháp của Phật đâu ra đó hẳn hòi. Vì vậy, phương pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác giúp cho tâm chúng ta trở nên định tĩnh. Khi tâm định tĩnh, chúng ta kết hợp với phương pháp Định Vô Lậu để làm cho tri kiến chúng ta giải thoát.

Vậy tri kiến giải thoát nằm ở đâu? Đức Phật nói, tri kiến nằm trong giới luật, đức hạnh: “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến”. Đó là lời Đức Phật dạy chúng ta thấy rất rõ ràng, người tu hành phải định tĩnh thì tri kiến mới thông suốt được cái lý Phật pháp như thật, cái lý vô thường như thật, cái lý vô ngã của các pháp như thật, cái lý duyên sanh như thật, thì lúc bấy giờ không có ác pháp nào tác động vào thân tâm chúng ta được. Mà ác pháp thì nó phải mang tính chất tham, sân, si, vì vậy mà chúng ta đẩy lui được những ác pháp đó không làm thân tâm chúng ta chướng ngại, tức là chúng ta đã diệt được dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Cuối cùng thân tâm thanh tịnh là Tứ Thần Túc xuất hiện.

Đạo Phật không phải là tôn giáo, mà là một nền đạo đức nhân bản làm người. Đức Phật đã dạy rất rõ về con đường Bát Chánh Đạo bao gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định… Đã chánh thì làm sao có tà được? Thấy cái đúng thì làm sao có sự đau khổ mình đau khổ người? Vì vậy, Đạo Phật là một nền đạo đức có chương trình giáo dục tám lớp hẳn hòi, đàng hoàng, cung cấp những bài học để chúng ta thực hiện được đạo đức làm người, sống không làm khổ mình khổ người một cách rõ ràng, cụ thể. Tại sao chúng ta theo Đạo Phật, học giáo lý của Đạo Phật mà không thực hiện được con đường Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo không phải là những danh từ suông mà là những bài học thật sự cho chúng ta tu học.

Định Vô Lậu giúp triển khai tri kiến mà chúng ta đã từng nghe trong kinh sách Phật nói là tri kiến giải thoát, sự hiểu biết giải thoát. Hiện giờ quý vị đang ở trong sự hiểu biết không giải thoát, nên dễ giận hờn, dễ phiền não, dễ tham đắm, dễ thích thú điều này điều kia. Vì vậy, muốn được giải thoát thì chúng ta phải trang bị cho mình có sự hiểu biết giải thoát. Sự hiểu biết giải thoát giúp chúng ta không còn bị dính mắc, không còn bị tham đắm, không còn tham, sân, si. Đó là con đường của Đạo Phật, rèn luyện, đào tạo chúng ta có sự hiểu biết này.

Ví dụ, Thầy đem một nắm lúa hoặc một nắm đậu, thì lúa hoặc đậu đó là nhân. Khi Thầy ném vào đất ẩm ướt, có hạt mọc lên rất mạnh, có hạt mọc yếu, và có những cây phát triển suôn sẻ, nhưng cũng có cây bị sâu bọ cắn chết. Đó là duyên hợp rồi lại duyên tan. Sự sống sót rất khó khăn, còn sự hoại diệt thì rất dễ dàng. Do đó, duyên hợp và duyên tan luôn gắn liền với nhau.

Chúng ta thấy một cái quả cũng vậy. Bây giờ chúng ta đem một hạt xoài trồng lên thành một cây xoài, cây xoài sẽ cho rất nhiều quả, nhưng mà đợi được những quả xoài chín có cái hạt già ở bên trong có thể mọc thành cây thì biết bao nhiêu trái xoài non nhỏ đã rụng xuống và bị diệt. Cho nên, nhìn cây xoài chúng ta phải suy ngẫm lại con người rồi nhận thấy sự sanh diệt của con người.

Nhiều khi chúng ta thấy một cơn bão hoặc sóng thần khiến con người chết nằm la liệt, chúng ta đau xót. Nhưng chúng ta đâu có nhìn thấy nhân quả của cây xoài, bao nhiêu trái xoài nhỏ rụng đầy gốc để chỉ còn lại vài trái xoài lớn? Việc có được con người hôm nay ngồi đây khó khăn như trái xoài đã chín, trong khi những trái xoài chưa được nó rơi rụng hết. Từ khi cha mẹ giao hợp nhau để sinh ra một đứa con, biết bao nhiêu đứa con đã phải rơi rụng để rồi nó thành một đứa con. Các con cứ suy ngẫm, không phải duyên hợp và duyên tan liên tục diễn ra như vậy sao? Cho nên, để có được một trái xoài trọn vẹn đến khi chúng ta ăn và thấy ngon ngọt, đó là cả một quá trình duyên hợp tan đau khổ vô cùng.

Chúng ta thấy cuộc đời này là khổ, Đức Phật nói không sai: “Đời là khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”. Nếu chúng ta nhìn nhân quả thảo mộc thấy những trái xoài non rơi đầy gốc, chúng ta có khóc không? Khi chúng ta suy ngẫm đến thân phận của con người, để một người sanh ra được thì biết bao nhiêu người phải chết, rồi chỉ còn có mình chúng ta. Cho nên, nước mắt chúng ta khóc là phải, khóc cho đời đau khổ, khóc cho duyên hợp tan của nhân quả tạo cảnh tang thương như thế này.

Khi suy tư và hiểu rõ như vậy, liệu chúng ta còn thiết tha gì trên thế gian này nữa không? Một khi chúng ta sống thì biết bao nhiêu người và loài vật đã chết, mà chúng ta nỡ lòng nào ăn từng miếng thịt, nhai nuốt vào trong bụng để nuôi thân xác cho bổ khỏe, đầy đủ, ngon ngọt? Một người hiểu được Phật pháp sẽ đau lòng và muốn thoát ra khỏi cuộc đời này vì duyên hợp tan là cả một vấn đề đau khổ. Khi làm bài, các con hãy nói hết, nói càng sâu càng thấm thía lời Đức Phật dạy về cuộc đời đầy khổ đau này. Duyên hợp tan là một nỗi đau khổ vô cùng, khiến chúng ta phải suy tư và đau lòng khi nghĩ đến.

Cho nên hôm nay con hãy làm lại bài này một lần nữa, duyên tan hợp còn nhiều lắm, phải cố gắng làm. Thầy biết các con làm nhiều bài vở suốt trong một tuần nay trao cho Thầy đọc. Thầy cố gắng đọc để giúp cho mấy con và ra sức khuyên mấy con hãy cố gắng viết nhiều hơn nữa. Viết chừng nào mấy con tư duy mà nó thấm nhuần được cái lý nhân quả của kiếp người, của kiếp muôn loài trên hành tinh này. Hãy cố gắng viết, viết nhiều chừng nào thì mấy con thấm nhuần chừng nấy. Khi viết buộc lòng đầu óc mấy con phải tư duy, suy nghĩ, đừng vay mượn của ai mà tự móc trong đầu óc của mình ra mà viết. Viết những điều cần hiểu biết, viết những điều chưa hiểu biết và cái gì chưa hiểu biết Thầy sẽ gợi ý, Thầy sẽ giúp đỡ cho mấy con. Với sự giúp đỡ của Thầy, Thầy tin rằng mấy con sẽ thông suốt được lý nhân quả. Hãy cố gắng lên mấy con! Thầy giúp mấy con thì Thầy tin rằng vì ơn nghĩa của Thầy, mấy con không nỡ bỏ chúng sanh mà đi, mấy con ở lại để giúp cho mọi người còn nhiều đau khổ.

Thầy xin gợi ý cho các con về đường đi của nhân quả con người. Nhân quả con người xuất phát từ thân hành, khẩu hành và ý hành. Sau này, mấy con sẽ lần lượt viết từng phần về nhân quả thân hành, nhân quả khẩu hành, và nhân quả ý hành, rồi kết hợp lại thành một bài nhân quả con người. Đó là đường đi của nhân quả con người qua thân hành, khẩu hành, ý hành, giúp chúng ta thấu suốt được lý nhân quả của con người.

Cuối cùng, chúng ta sẽ tiến tới tìm hiểu nhân quả của thời tiết và vũ trụ. Nhân quả thời tiết rất mênh mông và sâu rộng, làm cho tri kiến chúng ta hiểu rõ được về nhân quả của vũ trụ, nhân quả của hành tinh này, và nhân quả khắp không gian vũ trụ, không chỗ nào là không có nhân quả. Những điều mà tri kiến của chúng ta chưa hiểu, chúng ta có thể nhờ sự hướng dẫn của Thầy. Còn nếu chúng ta tu tập đạt được Tam Minh, chúng ta có thể sử dụng trí tuệ đó để quan sát vũ trụ và thấy rõ nhân quả một cách cụ thể. Còn bây giờ, sức của các con chưa đủ, hãy cố gắng hoàn thành các bài luận mà Thầy đã đưa ra lần lượt. Thầy sẽ hướng dẫn các con triển khai riêng từng phần để các con nhận ra nhân quả một cách cụ thể và rõ ràng hơn.

Các con phải cố gắng làm bài và tư duy, đừng nghĩ rằng tôi chỉ cần tu nội có đi kinh hành chánh niệm tĩnh giác là chứng đạo, chưa chứng đạo đâu. Ở đây, chúng ta nghe Đạo Phật nói tri kiến giải thoát, sự hiểu biết giải thoát, giới luật ở đâu là tri kiến ở đó. Đức Phật đã xác định rằng sự giải thoát của chúng ta là ở chỗ hiểu biết, chứ không phải ở chỗ thiền định. Thiền định chẳng qua chúng ta tu tập để phá hôn trầm thùy miên, nhưng thiền định bây giờ của chúng ta chỉ là chánh niệm tĩnh giác. Đó là điều mà mấy con cần phải tiếp tục làm bài thêm.

Mà nói về Định Vô Lậu, ngày nào chúng ta cũng bóp đầu cố gắng tư duy suy nghĩ viết bài, thì trong thời gian rất ngắn, chúng ta sẽ có tri kiến giải thoát toàn diện và hiểu biết đúng đắn về chánh Phật pháp. Lúc bấy giờ, tham, sân, si không tác động vào tâm chúng ta được. Đó là sự đào tạo thật sự, giúp chúng ta có tri kiến và sự tỉnh thức để phá vô minh lậu. Tất cả những cái này đều dẹp dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu, thì chúng ta sẽ đạt thành kết quả. Thầy thấy có tu tập gì đâu? Chỉ là chiến đấu để thắng nó thôi, mà thắng bằng phương pháp, bằng bài học chứ!

Các con thấy một tuần nay các con làm bài thì tri kiến của các con phát triển lên từng chút, từng chút, các con thấy rõ. Nghĩa là sự hiểu biết về nhân quả càng lúc càng sâu sắc, càng hiểu biết thêm, càng thấy được duyên nhân quả trùng trùng, càng thấy được đặc tướng của nhân quả kinh khủng, hở ra một chút là thấy cái tướng của nó. Trước kia, các con có thấy gì được đâu, bây giờ mới thấy được trùng trùng duyên khởi, trùng trùng duyên tan, trùng trùng duyên diệt. Bắt đầu từ đây mấy con mới hiểu. Từ đó mấy con mới suy ngẫm qua con người chúng ta, mấy con sẽ thấy rõ như chỉ trong lòng bàn tay, không sai khác đâu mấy con”.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Lớp Chánh Kiến – Buổi 10: Trung Tâm An Dưỡng – Nhận xét bài làm nhân quả (Nữ)

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây. Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.

Lớp Chánh Kiến – Buổi 8: Nhân quả thảo mộc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thầy đã ghi ở trên bia đá nhắc: “Đừng thấy những chuyện đúng sai, phải trái, mà hãy thấy nhân quả thiện ác”, thế mà tới bây giờ mấy con lại không hiểu nhân quả thì Thầy thấy thật ra quá cạn, chưa có thâm sâu, chưa đi vào những chi tiết, vậy thì làm sao mấy con có được chánh kiến thật sự, làm sao mà giải thoát? Cho nên ở đây tu Định Vô Lậu là làm cho sự hiểu biết của chúng ta như thật để giải thoát ra những sự đau khổ của kiếp sống làm người.
5.0
Tổng 8 lượt bình luận

Thiện Tâm

08:12 14 Th8 2024
0

Con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy vô cùng quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏🙏🙏

Ban biên tập

08:56 14 Th8 2024
1

“Cuối cùng, chúng ta sẽ tiến tới tìm hiểu nhân quả của thời tiết và vũ trụ. Nhân quả thời tiết rất mênh mông và sâu rộng, làm cho tri kiến chúng ta hiểu rõ được về nhân quả của vũ trụ, nhân quả của hành tinh này, và nhân quả khắp không gian vũ trụ, không chỗ nào là không có nhân quả. Những điều mà tri kiến của chúng ta chưa hiểu, chúng ta có thể nhờ sự hướng dẫn của Thầy. Còn nếu chúng ta tu tập đạt được Tam Minh, chúng ta có thể sử dụng trí tuệ đó để quan sát vũ trụ và thấy rõ nhân quả một cách cụ thể. Còn bây giờ, sức của các con chưa đủ, hãy cố gắng hoàn thành các bài luận mà Thầy đã đưa ra lần lượt. Thầy sẽ hướng dẫn các con triển khai riêng từng phần để các con nhận ra nhân quả một cách cụ thể và rõ ràng hơn.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:55 14 Th8 2024
1

“Chúng ta thấy cuộc đời này là khổ, Đức Phật nói không sai: “Đời là khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”. Nếu chúng ta nhìn nhân quả thảo mộc thấy những trái xoài non rơi đầy gốc, chúng ta có khóc không? Khi chúng ta suy ngẫm đến thân phận của con người, để một người sanh ra được thì biết bao nhiêu người phải chết, rồi chỉ còn có mình chúng ta. Cho nên, nước mắt chúng ta khóc là phải, khóc cho đời đau khổ, khóc cho duyên hợp tan của nhân quả tạo cảnh tang thương như thế này.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:55 14 Th8 2024
1

“Nhiều khi chúng ta thấy một cơn bão hoặc sóng thần khiến con người chết nằm la liệt, chúng ta đau xót. Nhưng chúng ta đâu có nhìn thấy nhân quả của cây xoài, bao nhiêu trái xoài nhỏ rụng đầy gốc để chỉ còn lại vài trái xoài lớn? Việc có được con người hôm nay ngồi đây khó khăn như trái xoài đã chín, trong khi những trái xoài chưa được nó rơi rụng hết. Từ khi cha mẹ giao hợp nhau để sinh ra một đứa con, biết bao nhiêu đứa con đã phải rơi rụng để rồi nó thành một đứa con. Các con cứ suy ngẫm, không phải duyên hợp và duyên tan liên tục diễn ra như vậy sao? Cho nên, để có được một trái xoài trọn vẹn đến khi chúng ta ăn và thấy ngon ngọt, đó là cả một quá trình duyên hợp tan đau khổ vô cùng.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:54 14 Th8 2024
1

“Bây giờ chúng ta đem một hạt xoài trồng lên thành một cây xoài, cây xoài sẽ cho rất nhiều quả, nhưng mà đợi được những quả xoài chín có cái hạt già ở bên trong có thể mọc thành cây thì biết bao nhiêu trái xoài non nhỏ đã rụng xuống và bị diệt. Cho nên, nhìn cây xoài chúng ta phải suy ngẫm lại con người rồi nhận thấy sự sanh diệt của con người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:54 14 Th8 2024
1

“Định Vô Lậu giúp triển khai tri kiến mà chúng ta đã từng nghe trong kinh sách Phật nói là tri kiến giải thoát, sự hiểu biết giải thoát. Hiện giờ quý vị đang ở trong sự hiểu biết không giải thoát, nên dễ giận hờn, dễ phiền não, dễ tham đắm, dễ thích thú điều này điều kia. Vì vậy, muốn được giải thoát thì chúng ta phải trang bị cho mình có sự hiểu biết giải thoát. Sự hiểu biết giải thoát giúp chúng ta không còn bị dính mắc, không còn bị tham đắm, không còn tham, sân, si. Đó là con đường của Đạo Phật, rèn luyện, đào tạo chúng ta có sự hiểu biết này.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:53 14 Th8 2024
1

“Vậy tri kiến giải thoát nằm ở đâu? Đức Phật nói, tri kiến nằm trong giới luật, đức hạnh: “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến”. Đó là lời Đức Phật dạy chúng ta thấy rất rõ ràng, người tu hành phải định tĩnh thì tri kiến mới thông suốt được cái lý Phật pháp như thật, cái lý vô thường như thật, cái lý vô ngã của các pháp như thật, cái lý duyên sanh như thật, thì lúc bấy giờ không có ác pháp nào tác động vào thân tâm chúng ta được. Mà ác pháp thì nó phải mang tính chất tham, sân, si, vì vậy mà chúng ta đẩy lui được những ác pháp đó không làm thân tâm chúng ta chướng ngại, tức là chúng ta đã diệt được dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Cuối cùng thân tâm thanh tịnh là Tứ Thần Túc xuất hiện.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:53 14 Th8 2024
1

“Cho nên, chúng ta biết cách thức tu để đối trị cái ác pháp đang xâm chiếm đến thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Phương pháp của Phật đâu ra đó hẳn hòi. Vì vậy, phương pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác giúp cho tâm chúng ta trở nên định tĩnh. Khi tâm định tĩnh, chúng ta kết hợp với phương pháp Định Vô Lậu để làm cho tri kiến chúng ta giải thoát.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Tu sinh lớp Chánh kiến (bên nam)

  • Chuyển ngữ bởi

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Xuất bản tại

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    10/11/2005

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    129

  • Thể loại

    Giáo án

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone