NỘI DUNG MÔ TẢ
Tóm lại, khi quan sát thảo mộc thì chúng ta thấy: gieo nhân nào cho quả nấy, một nhân có thể cho ra nhiều quả, một quả có thể chứa nhiều nhân rất chân thật, rõ ràng, cụ thể. Nhân quả thảo mộc thành do duyên hợp, hoại bởi duyên tan. Đặc tướng, đặc tính nhân quả do duyên hợp quyết định, nên chúng khác biệt với những nhân quả khác. Khi duyên thay đổi thì nhân quả thay đổi, cho nên nhân quả có thể chuyển đổi được. Muốn được quả tốt thì phải biết gieo nhân tốt và hợp đủ duyên lành.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung, hoặc xem trích đoạn như dưới đây:
Ngày 11 tháng 10 năm 2022
NHÂN QUẢ THẢO MỘC
Pháp Trí vấn đạo
“VII- TÓM LƯỢC
…Đây là một ví dụ thực tế về nhân quả của cây bưởi, từ khi gieo hạt cho đến khi hợp thành những quả bưởi, gặp duyên tan khi thu hoạch và cuối cùng là cây bưởi bị tan hoại, phân rã do hết tuổi thọ.
Như vậy, từ nhân ban đầu khi đủ duyên thì có thể hình thành nên nhiều quả, trong một quả có thể chứa nhiều nhân. Nhân nào ra quả nấy rất rõ ràng và cụ thể.
Tiến trình từ nhân đến quả của thảo mộc phải trải qua vô số duyên hợp, gọi là trùng trùng duyên hợp. Nhân quả thảo mộc không do một duyên đơn lẻ nào quyết định mà phải hội đủ tổng hợp rất nhiều duyên. Đặc tướng, đặc tính nhân quả thảo mộc là do duyên hợp quyết định, chứ nhân quả thảo mộc không có tính chất cố định, vì thế nhân quả thảo mộc có thể chuyển đổi được, muốn chuyển đổi nhân quả thảo mộc thì phải thay đổi các duyên. Nhân quả thảo mộc tồn tại trong điều kiện duyên hợp hội đủ, khi gặp các duyên tan thì điều kiện duyên hợp bị phá vỡ và nhân quả thảo mộc cũng sẽ không còn mà sẽ bị hoại diệt. Có vô số duyên có thể làm tan hoại nhân quả thảo mộc, gọi là trùng trùng duyên tan.
Chúng ta thấy rằng, khi một cây bưởi cho ra những quả bưởi, những quả bưởi này rụng xuống đất, thì các hạt của chúng nảy mầm lên những cây bưởi con. Những cây bưởi con này đủ duyên lớn lên, chúng đơm hoa kết trái và những quả bưởi con này lại rụng xuống đất, đủ duyên thì chúng sẽ mọc ra những cây bưởi cháu…
Trong khi cây bưởi mẹ còn sống thì hạt của chúng đã mọc thành những cây bưởi con, bưởi cháu… Có nghĩa là hạt trong quả bưởi sẽ hợp duyên để tái sanh thành cây bưởi, chứ bản thân cây bưởi không thể tái sanh.
Như vậy có thể nói, nhân quả của thảo mộc tái sanh chứ không phải bản thân loài thảo mộc đó tái sanh.
Chúng ta thấy rằng các duyên môi trường sống, thiên nhiên vũ trụ, động vật, côn trùng và con người, mà gọi tắt là môi trường sống đã tạo duyên hợp nên sự sống của thảo mộc và chính thảo mộc trong quá trình sống của mình cũng tác động trở lại để làm thay đổi môi trường sống.
Hàng ngày, cây xanh hút khí các-bon-nic (CO2) nhận ánh sáng và thực hiện quang hợp để thải ra khí oxy (O2) giúp con người và các loài động vật có thể thở duy trì sự sống của mình. Một số loài cây ngoài việc hấp thụ khí các-bon-nic và thải ra khí ôxy thì có thể loại bỏ những thành phần độc hại trong không khí như thủy ngân, fomandehit, benzene… Càng nhiều cây xanh thì môi trường càng trong lành.
Khi một cây bưởi lớn lên xanh tốt, thì hương bưởi thơm bay cả một vùng, đến khi ra hoa thì hương thơm càng ngào ngạt hơn và quyến rũ những loài ong bướm tới hút mật. Và các loài cây khác cũng vậy, chúng luôn có tác động trở lại môi trường trong đời sống của mình.
Cây xanh có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của loài người luôn gắn bó và không thể tách rời khỏi thiên nhiên. Cây xanh bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống. Cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất, không khí, kiểm soát gió và lưu thông gió, bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp khí O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại từ nhà máy, rác thải và nhiệt từ chính con người tỏa ra từ đó giúp giảm bớt nhiệt. Cây xanh, cây rừng còn giúp tiết kiệm nước, giảm xói mòn đất, chống sạt lở, lũ ống, lũ quét, lượng nước do rễ cây giữ lại có thể được tái tạo trở thành mạch nước ngầm. Tại các vùng đồng bằng ven biển, vai trò của rừng ngập mặn cũng rất quan trọng làm hạn chế thủy triều, sóng, bão…
Như vậy, môi trường tạo ra sự sống cho thảo mộc và chính thảo mộc lại tác động làm thay đổi môi trường sống trở nên trong lành. Cho nên, môi trường sống và thảo mộc có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết với nhau. Có thể nói, thảo mộc sinh ra trong môi trường sống, sống trong môi trường sống, tác động vào môi trường sống và chết trở về với môi trường sống.
Vì môi trường sống, thiên nhiên, vũ trụ, động vật, côn trùng và con người là những duyên hợp nên nhân quả thảo mộc, cho nên trong sự sống của thảo mộc có sự sống của con người, động vật, côn trùng và thiên nhiên vũ trụ.
Hàng ngày con người hít thở oxy do cây xanh tạo ra, hái củ, quả làm thức ăn, cho nên trong trong sự sống của con người có sự sống của loài thảo mộc.
Đồng thời, con người cũng chặt những cây thảo mộc cũng để làm thức ăn, làm những vật dụng trong cuộc sống như làm nhà cửa, làm cầu, làm tủ, bàn, ghế… Cho nên, trong sự sống của con người có sự chết của các loài thảo mộc.
Như vậy, sự sống của con người và loài thảo mộc nương tựa lẫn nhau. Thảo mộc có thể tồn tại mà không cần con người, nhưng con người không thể tồn tại nếu thiếu các loài thảo mộc. Vì thế, con người phải biết trân trọng và bảo vệ sự sống của các loài thảo mộc.
VIII- KẾT LUẬN
Qua phân tích nhân quả thảo mộc thì chúng ta thấy rằng:
– Nhân nào quả nấy rất rõ ràng cụ thể, vì thế muốn có quả tốt thì phải gieo nhân tốt và hợp đủ duyên lành.
– Đã có quả thì phải có nhân, không thể nào có quả mà không bắt nguồn từ nhân ban đầu được.
– Từ nhân tới quả không bao giờ chỉ có một duyên đơn lẻ nào có thể quyết định, mà phải hội đủ nhiều duyên hợp lại, có thể nói trùng trùng duyên hợp.
– Ở đâu có môi trường sống là ở đó có sự sống của loài thảo mộc phù hợp với môi trường đó.
– Đặc tướng, đặc tính nhân quả thảo mộc là do các duyên hợp thành quyết định, có nghĩa là nhân như vậy hợp với những duyên như vậy thì quả phải như vậy, chứ không có đúng sai trong nhân quả, mà tiến trình từ nhân đến quả rất công bằng.
– Nhân quả thảo mộc rất đa dạng và phong phú. Mỗi nhân quả thảo mộc có một đặc tướng, đặc tính duy nhất, khác biệt, không nhân quả nào giống nhân quả nào là bởi vì duyên hợp nhân quả khác nhau.
– Nhân quả thảo mộc do duyên hợp tạo thành nên nó không có bản ngã (yếu tố cố định tạo thành nhân quả) và không có tự tính (tính chất cố định) mà luôn thay đổi theo các duyên, do luôn thay đổi theo các duyên, nên nhân quả thảo mộc là vô thường, luôn biến dịch.
– Khi duyên thay đổi thì nhân quả thay đổi, cho nên nhân quả có thể chuyển đổi được, chứ không cố định.
– Dù tính chất của nhân quả thảo mộc có thể ngọt, bùi, đắng, cay, hay tròn, méo như thế nào đi chăng nữa chúng cũng không tồn tại mãi, mà gặp duyên tan sẽ bị hoại diệt. Có trùng trùng duyên tan có thể làm hoại diệt nhân quả thảo mộc.
– Nhân quả của thảo mộc tái sanh, chứ không phải bản thân thảo mộc tái sanh.
– Môi trường tạo ra sự sống cho thảo mộc và chính thảo mộc tác động làm thay đổi môi trường sống trở nên trong lành, đây là quan hệ tương hỗ lẫn nhau.
– Trong sự sống của thảo mộc có sự sống của con người, trong sự sống của con người có sự sống của thảo mộc. Cho nên, con người và thảo mộc nương tựa nhau trong cuộc sống. Thảo mộc có thể sống mà không cần duyên con người, nhưng con người không thể nào sống nếu thiếu các loài thảo mộc. Vì thế, con người phải biết trân trọng sự sống của các loài thảo mộc.
– Thảo mộc cũng sinh ra từ môi trường sống, sống trong môi trường sống và chết trở về với môi trường sống, thì con người, động vật, côn trùng cũng như vậy, cho nên sự sống của thảo mộc và các loài động vật, trong đó có con người là bình đẳng.
– Vì sự sống của con người mà chúng ta phải thu hoạch nhân quả thảo mộc làm thức ăn, rồi khai thác, chế biến thảo mộc làm vật dụng, nên trong sự sống của con người có sự chết của loài thảo mộc và các loài động vật, côn trùng, tức là sự sống của chúng ta có sự đau khổ của các loài động thực vật. Do đó, chúng ta phải quyết tâm tu tập để thoát ra khỏi quy luật nhân quả, không còn sống bằng sự duyên hợp của các loài nữa, phải chấm dứt tái sanh để vĩnh viễn không còn làm đau khổ bất kỳ chúng sanh nào.
Tóm lại, khi quan sát thảo mộc thì chúng ta thấy: gieo nhân nào cho quả nấy, một nhân có thể cho ra nhiều quả, một quả có thể chứa nhiều nhân rất chân thật, rõ ràng, cụ thể. Nhân quả thảo mộc thành do duyên hợp, hoại bởi duyên tan. Đặc tướng, đặc tính nhân quả do duyên hợp quyết định, nên chúng khác biệt với những nhân quả khác. Khi duyên thay đổi thì nhân quả thay đổi, cho nên nhân quả có thể chuyển đổi được. Muốn được quả tốt thì phải biết gieo nhân tốt và hợp đủ duyên lành.”
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Thích Nữ Nguyên Thanh
-
Đối tượng
Thích Pháp Trí
-
Thời gian
11/10/2022
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
104
-
Thể loại
Vấn đạo, Định Vô Lậu, Lớp Chánh Kiến
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
TN Thanh Hương
Con kính tri ân Sư Cô NGUYÊN THANH.
Ban biên tập
“- Vì sự sống của con người mà chúng ta phải thu hoạch nhân quả thảo mộc làm thức ăn, rồi khai thác, chế biến thảo mộc làm vật dụng, nên trong sự sống của con người có sự chết của loài thảo mộc và các loài động vật, côn trùng, tức là sự sống của chúng ta có sự đau khổ của các loài động thực vật. Do đó, chúng ta phải quyết tâm tu tập để thoát ra khỏi quy luật nhân quả, không còn sống bằng sự duyên hợp của các loài nữa, phải chấm dứt tái sanh để vĩnh viễn không còn làm đau khổ chúng sanh.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“- Thảo mộc cũng sinh ra từ môi trường sống, sống trong môi trường sống và chết trở về với môi trường sống, thì con người, động vật, côn trùng cũng như vậy, cho nên sự sống của thảo mộc và các loài động vật, trong đó có con người là bình đẳng.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“- Trong sự sống của thảo mộc có sự sống của con người, trong sự sống của con người có sự sống của thảo mộc. Cho nên, con người và thảo mộc nương tựa nhau trong cuộc sống. Thảo mộc có thể sống mà không cần duyên con người, nhưng con người không thể nào sống nếu thiếu các loài thảo mộc. Vì thế, con người phải biết trân trọng sự sống của các loài thảo mộc.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“- Môi trường tạo ra sự sống cho thảo mộc và chính thảo mộc tác động làm thay đổi môi trường sống trở nên trong lành, đây là quan hệ tương hỗ lẫn nhau.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“- Nhân quả của thảo mộc tái sanh, chứ không phải bản thân thảo mộc tái sanh.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“- Dù tính chất của nhân quả thảo mộc có thể ngọt, bùi, đắng, cay, hay tròn, méo như thế nào đi chăng nữa chúng cũng không tồn tại mãi, mà gặp duyên tan sẽ bị hoại diệt. Có trùng trùng duyên tan có thể làm hoại diệt nhân quả thảo mộc.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“- Khi duyên thay đổi thì nhân quả thay đổi, cho nên nhân quả có thể chuyển đổi được, chứ không cố định.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“- Nhân quả thảo mộc do duyên hợp tạo thành nên nó không có bản ngã (yếu tố cố định tạo thành nhân quả) và không có tự tính (tính chất cố định) mà luôn thay đổi theo các duyên, do luôn thay đổi theo các duyên, nên nhân quả thảo mộc là vô thường, luôn biến dịch.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“- Nhân quả thảo mộc rất đa dạng và phong phú. Mỗi nhân quả thảo mộc có một đặc tướng, đặc tính duy nhất, khác biệt, không nhân quả nào giống nhân quả nào là bởi vì duyên hợp nhân quả khác nhau.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“- Đặc tướng, đặc tính nhân quả thảo mộc là do các duyên hợp thành quyết định, có nghĩa là nhân như vậy hợp với những duyên như vậy thì quả phải như vậy, chứ không có đúng sai trong nhân quả, mà tiến trình từ nhân đến quả rất công bằng.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“- Ở đâu có môi trường sống là ở đó có sự sống của loài thảo mộc phù hợp với môi trường đó.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“- Từ nhân tới quả không bao giờ chỉ có một duyên đơn lẻ nào có thể quyết định, mà phải hội đủ nhiều duyên hợp lại, có thể nói trùng trùng duyên hợp.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“- Đã có quả thì phải có nhân, không thể nào có quả mà không bắt nguồn từ nhân ban đầu được.” (Sc. Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Qua phân tích nhân quả thảo mộc thì chúng ta thấy rằng:
– Nhân nào quả nấy rất rõ ràng cụ thể, vì thế muốn có quả tốt thì phải gieo nhân tốt và hợp đủ duyên lành.” (Sc. Nguyên Thanh)