Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiLớp Chánh Kiến – Buổi 10: Trung Tâm An Dưỡng – Nhận xét bài làm nhân quả (Nữ)
Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây. Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 9: Nhận xét bài làm nhân quả thảo mộc (Nam)
Định Vô Lậu giúp chúng ta triển khai giải thoát. Hiện giờ quý vị đang ở trong sự hiểu biết không giải thoát, nên dễ giận hờn, phiền não, tham đắm, thích thú điều này điều kia. Vì vậy, muốn được giải thoát thì chúng ta phải trang bị cho mình có sự hiểu biết giải thoát để không còn bị dính mắc, tham đắm. Đó là con đường của Đạo Phật, rèn luyện, đào tạo chúng ta có sự hiểu biết này.
Trí tuệ tri kiến giải thoát tức là tri kiến tỉnh thức thuộc về tri thức mà Đức Phật đã xác định trí tuệ tri kiến như sau: “Trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu là trí tuệ ở đó. Trí tuệ làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh trí tuệ. Ở đâu có trí tuệ thì ở đó có giới luật”. Như vậy, trí tuệ của giới luật là tri kiến giải thoát.
Bởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm người, làm thánh, hành động đạo đức làm người, làm thánh là hành động thiện. Cho nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng thêm một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người, giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?
Muốn chấm dứt tái sinh luân hồi thì ngay từ bây giờ các cụ, các bác phải siêng năng tận lực tu tập, rèn luyện: trước các chướng ngại pháp thiện hay ác, vui hay buồn đều phải buông xuống, buông xuống cho thật sạch, nhưng phải buông xuống như thế nào đây? Buông xuống bằng phương pháp hướng tâm, bằng phương pháp Như Lý Tác Ý, bằng phương pháp quán tư duy, bằng phương pháp nhân quả, bằng phương pháp Định Niệm Hơi Thở, bằng phương pháp tác ý tâm thanh thản, an lạc và vô sự, bằng tri kiến giải thoát.
Nếu còn thấy người khác xấu ác thì tâm ta chưa xả. Tâm chưa xả tức là tâm chưa thanh thản, tâm chưa thanh thản mà vội tu thiền định thì không bao giờ nhập định được. Chỉ khi nào thấy mọi người đều tốt, không có ác ý với ta dù bất cứ việc gì thì tâm ta đã xả, tâm ta đã xả thì nhập định dễ như trở bàn tay.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 8: Nhân quả thảo mộc
Thầy đã ghi ở trên bia đá nhắc: “Đừng thấy những chuyện đúng sai, phải trái, mà hãy thấy nhân quả thiện ác”, thế mà tới bây giờ mấy con lại không hiểu nhân quả thì Thầy thấy thật ra quá cạn, chưa có thâm sâu, chưa đi vào những chi tiết, vậy thì làm sao mấy con có được chánh kiến thật sự, làm sao mà giải thoát? Cho nên ở đây tu Định Vô Lậu là làm cho sự hiểu biết của chúng ta như thật để giải thoát ra những sự đau khổ của kiếp sống làm người.
Tu Định Vô Lậu trong tất cả hành động và việc làm
Nhưng có một điều con cần lưu ý, tất cả pháp hành trong Phật giáo đều nhắm vào một mục đích duy nhất là vô lậu. Vậy lúc nào tu Định Vô Lậu để quán vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để quán vô lậu; lúc nào đi kinh hành để quán vô lậu; lúc nào làm việc để quán vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để tác ý vô lậu; lúc nào đi kinh hành để tác ý vô lậu; lúc nào làm việc để tác ý vô lậu, đó là những điều cần thiết vừa đủ để tu tập tâm vô lậu nhưng phải rất thiện xảo và phải luôn nhớ đừng quên, đây là cốt lõi trên đường tu tập giải thoát của Đạo Phật.
Trong cuộc sống của loài người có một đạo luật nhân quả tuy thưởng phạt vô hình nhưng rất công minh, chánh trực, ai làm ác thì phải lãnh đủ bản án thọ bao nhiêu tội khổ, ai làm thiện thì hưởng được phước báo, hạnh phúc, an vui. Đạo Phật dạy con người sống đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người để đi vào con đường thiện nhằm giải thoát thân tâm ra khỏi mọi sự khổ đau của kiếp sống làm người.
Thầy chỉ là người triển khai chánh pháp để cho chúng ta trở thành người gương mẫu, giúp cho bên hệ phái phát triển có gì sai người ta nhìn vào mà sửa đổi, đó là cái lòng thương yêu của Thầy sau khi tu xong. Chứ mình đừng có nói chuyện chống phá họ này kia thì hoàn toàn Thầy không chấp nhận, vì nó do tâm tham, sân, si của các con thúc đẩy. Các con phải lo tu để tự cứu mình thì cái đức hạnh đó sẽ giúp cho các hệ phái trở nên tốt đẹp.
A La Hán kế tiếp sau khi Thầy viên tịch
Tóm lại, muốn chứng quả A La Hán làm chủ sinh tử, chấm dứt luân hồi thì tu tập không được nhiếp tâm ỨC CHẾ Ý THỨC diệt trừ vọng tưởng. Vì tu tập ức chế ý thức là tu tập sai pháp thiền định của Phật giáo. Phật giáo còn hay mất không phải do Thầy, Thầy không có trách nhiệm bảo vệ nó, mà trách nhiệm bảo vệ nó là các con và chúng sinh, vì đó là quyền lợi của các con, của chúng sinh, chứ Thầy chẳng có quyền lợi gì trong đó nữa vì Thầy đã tu xong. Bộ sách “GIỚI LUẬT” đó chính là A La Hán.
Giới luật là vị thầy được Đức Phật di chúc
Đức Phật di chúc lại người có đủ oai thần, oai lực thừa kế Phật làm thầy trời, người và các vị tỳ kheo sau này là: “GIỚI LUẬT”. Giới luật là vị tổ đầu tiên và cũng là vị tổ cuối cùng. Ai theo Đạo Phật là phải theo sự hướng dẫn của vị tổ này, làm sai lời dạy của vị tổ này kẻ đó không phải đệ tử của Phật. Từ khi Đức Phật thị tịch đến giờ chúng ta đều là học trò của vị tổ này và mai sau tất cả những người tu theo Đạo Phật đều lấy vị tổ này làm thầy.