Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiĐạo Phật bắt đầu tu tập từ chỗ khổ đau đến chấm dứt khổ đau, tức là bắt đầu tu tập bằng cách triển khai tri kiến giải thoát, nhờ có triển khai tri kiến hiểu biết nên mới có cách thức ly dục ly bất thiện pháp. Hằng ngày dùng tri kiến giải thoát nên việc xả các chướng ngại pháp rất dễ dàng. Vì thế, Đạo Phật được gọi là đạo giải thoát. Giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, nên Đạo Phật được gọi là đạo trí tuệ.
Làm sao sống khi không ăn thực vật
Vì sống để nuôi thân, để sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, chuyển hóa nhân quả từ vô lượng kiếp nên chúng ta phải ăn những thực phẩm thực vật, để đến khi sống toàn thiện thì không còn tiếp tục tái sanh luân hồi. Không còn tiếp tục tái sanh luân hồi thì chấm dứt sự sống phải ăn với nhau nữa dù là thực phẩm thực vật. Vì thế chúng ta ăn để sống, sống để tu hành cho đến khi chấm dứt sanh tử luân hồi.
Có khoa học mà không có đạo đức thì tai họa sẽ xảy ra cho con người vô cùng vô tận, bằng chứng lũ lụt, thiên tai, động đất, những bệnh tật thời đại nan y, v.v.. Có đạo đức mà không có khoa học thì con người vẫn sống an nhiên tự tại không có khổ đau như chúng tôi đã nói ở trên, còn nếu có khoa học mà có cả đạo đức nhân bản - nhân quả nữa thì đời sống con người hạnh phúc biết bao!
Tất cả mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời này con hãy nhìn nó bằng nhân quả thiện ác chứ đừng nhìn nó bằng đôi mắt đúng sai, phải trái thì mọi sự khổ đau sẽ được chấm dứt. Con luôn hãy nhớ lời dạy này, nó là bùa hộ mệnh của con.
Ngòi bút xây dựng đạo đức nhân bản – nhân quả
: Người cầm bút viết thơ văn nói về tính xấu của cá nhân hay ám chỉ một người nào khác thì thơ văn đó đáng trách, đáng chê, thiếu văn hóa, thiếu tình người, thiếu lòng tha thứ, thiếu sự yêu thương, người viết thơ văn như vậy cũng là để thỏa mãn lòng phiền não của mình. Đứng trong góc độ đạo đức Phật giáo không làm khổ mình khổ người thì đó là ngòi bút thiếu đạo đức nhân bản, mất nhân tính, giết người bằng ngòi bút, ngòi bút đó là ngòi bút máu.
Giới Đức Buông Xả không có nghĩa là tiêu cực không làm việc, ngược lại người có đức buông xả thì tích cực làm việc hơn ai hết. Tại sao phải làm việc nhiều như vậy? Làm việc nhiều như vậy là để sống, để giúp cho mọi người khác. Để sống tốt không tham lam là đức buông xả trong cần lao. Trong cần lao mà xa lìa tâm tham lam, trộm cắp, gian xảo, lừa đảo là Giới Đức Buông Xả. Bởi vậy, đức buông xả thì luôn luôn đi đôi với đức cần lao.
Đức Bi Tâm có nghĩa là mỗi hành động của bạn bao giờ cũng an ủi, xoa dịu những vết thương đau của chúng sanh khiến cho mọi loài đều được bình an, yên ổn. Đức Bi Tâm luôn nhìn, suy nghĩ mọi việc và mọi đối tượng trong thiện pháp, không hề có một chút ác pháp nào. Khi áp dụng vào đời sống thì Đức Bi Tâm là những hành động không làm hại mình, người giữ tâm bất động trước ác pháp là người có Đức Bi Tâm.
Trong cuộc sống của loài người có một đạo luật nhân quả tuy thưởng phạt vô hình nhưng rất công minh, chánh trực, ai làm ác thì phải lãnh đủ bản án thọ bao nhiêu tội khổ, ai làm thiện thì hưởng được phước báo, hạnh phúc, an vui. Đạo Phật dạy con người sống đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người để đi vào con đường thiện nhằm giải thoát thân tâm ra khỏi mọi sự khổ đau của kiếp sống làm người.
Có ba nơi xuất phát luật nhân quả
Vì quân bình trật tự an ổn cho muôn loài vật vạn trên hành tinh này, đạo đức nhân bản - nhân quả ra đời đồng thời với vạn vật ngõ hầu giúp cho mọi người, mọi vật biết phương cách để tạo một sự sống bình đẳng, yêu thương nhau, đùm bọc lấy nhau, v.v.. do đó tất cả hành động ác đều được chấm dứt, còn hành động thiện được duy trì và tăng trưởng thêm mãi, nhờ thế luật nhân quả luôn tác động trên những từ trường thiện, lập thành an bài một sự sống yên lành, an ổn cho muôn loài.
Ánh sáng mặt trời soi rọi đến đâu thì bóng đêm tăm tối sẽ tan biến mất đến đó, nó mang lại một sức sống mãnh liệt trên trái đất này. Đạo đức nhân bản - nhân quả làm người cũng vậy, khi nó đi đến đâu thì sự khổ đau sẽ tan biến mất đi đến đó, nhường lại cho muôn loài vạn vật một sự sống bình an và hạnh phúc.
Luật nhân quả do các “hành” hoạt động theo sự vận hành vô minh tự nhiên của bản chất vạn vật mà lập thành. Các hành vận chuyển trong vũ trụ tạo thành những duyên mới, những duyên mới này phối hợp với các duyên khác nữa và cứ như thế tiếp tục mãi là nguồn gốc sinh ra vạn vật, trong đó có con người. Đến khi Đức Phật tu chứng đạo mới dạy cho chúng ta hành thiện theo nền đạo đức nhân bản – nhân quả để mang lại hạnh phúc an vui cho sự sống của chính mình và muôn loài vạn vật.
Nói đến đạo đức là nói đến sự phát triển trí tuệ của con người nhằm mục đích để giữ gìn trật tự, an ninh xã hội và nâng cao phẩm cách con người đối xử với nhau phải sống có tình, có nghĩa, có những hành động cao đẹp và cao thượng, v.v.. nhờ đó con người thoát ra khỏi bản năng hung dữ ác độc của loài động vật; nhờ đó con người mới trở nên những bậc Hiền nhân, Thánh triết; nhờ đó con người mới có những năng lực mầu nhiệm trở thành siêu nhân.